Tỏi đen

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen là gì

Tỏi đen là gì

Tỏi đen được làm từ tỏi tươi trải qua giai đoạn lên men chậm với điều kiện khắt khe về độ ẩm và nhiệt độ. Sau từ 1 đên 2 tháng lên men, hoạt chất có trong các tép tỏi tăng lên rõ rệt, trong đó hoạt chất sallyl lcystein (SAC) được coi là quan trọng nhất tăng 6 lần, fructose tăng 52 lần, hàm lượng đường tăng 13 lần, đặc biệt hợp chất SOD (superoxide dismutase có tác dụng phòng ngừa ung thư tăng gấp 10 lần so với tỏ tươi.

Đặc điểm của tỏi đen

Đặc điểm của tỏi đen

Đặc điểm của tỏi đen

Củ tỏi nguyên hình dạng, bên ngoài là lớp vỏ khô, bên trong là những tép tỏi mềm dẻo có màu đen.

Tỏi đen có mùi vị khác hẳn so với tỏi tươi: vị ngọt chua dịu, có hương thơm và không còn hăng cay.

Thành phần dinh dưỡng của tỏi đen

Thành phần dinh dưỡng của tỏi đen

Thành phần dinh dưỡng của tỏi đen

Tỏi đen là một trong rất ít thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và sinh học cao, lại chứa đầy đủ cả 18 loại acid amin hiếm có. Hàm lượng protein, lipit, cacbonhydrate ở trạng thái cân bằng và rất dễ hấp thụ. Hàm lượng chất chống oxy hóa so với tỏi tươi cao hơn nhiều lần, nhất là s-ally cysteine, polyphenol,….

tháp tỏi đen

Bảng so sánh hàm lượng axit amin có trong tỏi đen so với tỏi thường

Acid amin Hàm lượng trọng tỏi thường Hàm lượng trong tỏi đen Tỷ lệ khác biệt giữa hai loại
 Tryptophan  66  580  879%
 Threonine  157  376  239%
 Isoleucine  217 404  186%
 Leucine  308  737  239%
 Lysine  273  549  210%
 Methionine  76  116  153%
 Cystine  65  318  489%
 Phenyalanine  183  534  292%
 Tyrosine  81  592  731%
 Valine  291  1040  357%
 Arginine  634  1964  310%
 Histidine  113  318  281%
 Alanine  132  722  547%
 Aspartic acid  489  1560  319%
 Glutamic acid  805  2456  305%
 Glycine  200  563  282%
 Proline  100  318  318%
 Serine  190  477  251%
 4380  13624  311%

Như vậy, việc sử dụng một vài tép tỏi mỗi ngày vừa cải thiện vị giác, vừa giúp phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là ung thư. Mang lại sức khỏe và sự an toàn cho gia đình bạn!

Tỏi đen có tác dụng gì?

Tỏi đen có tác dụng gì

Tỏi đen có tác dụng gì

1. Tác dụng bảo vệ cơ thể phòng ngừa ung thư và giảm cholesteron

Trong tỏi đen chứa hợp chất S-allylcysteine cùng một dẫn xuất của amino acid cysteine có công dụng phòng chống bệnh ung thư và giảm cholesteron. Hàm lượng 2 chất nay cao gấp nhiều lần so với có trong tỏi tươi.

2. Tăng cường miễn dịch, chống vi khuẩn và nhiễm trùng

Acilin là chất đẩy mạnh khả năng chống nhiễm trùng, vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập. Mà trong tỏi đen lại chứa S-allylcysteine làm khả năng hấp thụ và chuyển hóa Acilin dễ dàng hơn.

3. Chống oxy hóa (sự lão hóa) và ngăn ngừa bệnh tật

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn rất nhiều lần so với tỏi tươi. Các chất oxy hóa này làm chậm quá trình oxy hóa kéo dài tuổi thanh xuân, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Với tác dụng như vậy tỏi đen trở thành phương thuốc lý tưởng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như Alzheimer, bệnh tim, bệnh viêm khớp dạng thấp, các vấn đề về hệ tuần hoàn và rất nhiều bệnh mãn tính khác.

4. Ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh ung thư

Trong quá trình lên men tỏi đen đã sản sinh sulfur hữu cơ, là một dẫn xuất của carbolat có hoạt tính mạnh trong ức chế quá trình peroxy hóa lipit hơn hẳn so với tỏi thường. Các dịch chiết từ tỏi đen có tác dụng kháng mạnh tế bào khối u, giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả bằng con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, từ đó loại bỏ khả năng di căn của các tế bào khối u.

5. Điều trị tăng huyết áp

Tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng đều đặn tỏi đen trong 14 ngày, các chỉ số huyết áp của người mắc bệnh tăng huyết áp giảm trung bình 34.6% và cao hơn so với tỏi tươi 9 lần.

Sở dĩ được như vậy bởi trong tỏi đen chứa các hoạt chất Ajoene, S-allylcysteine và Polyphenol có khả năng thu dọn các gốc tự do vượt trội, từ đó hỗ trợ điều trị tăng huyết áp rất tốt.

6. Cơ chế hạn chế tăng men gan, giải độc và bảo vệ gan

Tỏi đen chứa Threonine và Methionine đều là acid amin quan trọng trong cơ thể. Trong đó Methionine giúp thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan và ngăn ngừa tổn thương gan khỏi ngộ độc tylenol, viêm nhiễm, bảo vệ và giải độc gan.

7. Làm giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn tiết tố biểu hiện ở sự tăng lượng đường trong máu và những biến chứng ảnh hưởng lâu dài tới mắt, da, mạch máu, thận và dây thần kinh. Sự tăng nhanh của hàm lượng protein bị glycation hóa cùng sự tích lũy những sản phẩm cuối cùng từ quá trình glycation hóa (AGEPs – advanced glycation endproducts) được nhận định có liên quan tới sinh bệnh lý của bệnh đái tháo đường. Quá trình hình thành AGEPs và glycation có liên quan tới sự hình thành gốc tự do thông qua quá trình oxy hóa glucose cùng protein bị glycation hóa.

Những hợp chất có tác dụng chống lại sự oxy hóa và glycation hóa mở ra cơ hội điều trị bệnh đái tháo đường. Mội số nghiên cứu mới đây đã cho thấy các chiết xuất từ tỏi đen ức chế hình thành dẫn xuất của glycation với gốc tự do và ức chế lại sự hình thành AGEPs trong ống nghiệm. SAC được biết đến là chất chống oxy hóa cực mạnh đồng thời ức chế sự hình thành AGEPs. Người ta cũng chỉ ra rằng có thể sử dụng chất chống oxy hóa để ngăn ngừa tác động có hại của các AGEPs.

Một vài sản phẩm từ quá trình Maillard khi lên men tỏi đen có công dụng ngăn chặn sự hình thành glycation, do vậy tỏi đen có thể chống lại các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu khác cho thấy 4 hợp chất organosulfur có trong tỏi là S-allylcysteine, diallyl sulfide, N-acetylcystein và S-ethylcysteine có tác dụng bảo vệ LDL ngăn chặn quá trình oxy hóa và glycation. Cho nên có thể khẳng định tại sao tỏi đen bảo vệ, ngăn ngừa bệnh tim mạch và giảm biến chứng do bệnh tiểu đường.

8. Làm đẹp da, đen tóc và thúc đẩy mọc tóc

Vitamin B2 ở tỏi đen khác hoàn toàn so với vitamin B2 tổng hợp hóa học, chúng chính là chất xúc tác gúp duy trì vẻ đẹp khỏe mạnh của làn da và làm đẹp da cực hiệu quả.

Tỏi đen chứa dầu dễ bay hơi có khả năng tăng lưu lượng máu tới các tuyến bã nhờn để thúc đẩy tăng trưởng tóc. Tỏi nghiền bôi lên da đầu giúp cải thiện sự tăng trưởng tóc, hạn chế gàu.

Hợp chất lưu huỳnh trong tỏi đen kích thích sự lưu thông của máu và mồ hôi, kích thích thần kinh và thúc đẩy tăng trưởng tóc. Đặc biệt tỏi đen có chứa tyrosine có thể làm cho tóc đen.

9. Giảm thiểu nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt

Trong một báo cáo gần đây nhất, Allium có trong chế độ ăn hàng ngày giúp giảm đến 63% nguy cơ ung thư tuyến tiền luyệt. Trong nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi ngày ăn 1 tép tỏi đen có thể giúp ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt.

10. Tăng trí nhớ, cải thiện chức năng não

Tỏi đen có khả năng thúc đẩy và phát huy các chức năng của vitamin B1 bao gồm: Làm cho suy nghĩ nhanh nhẹn, cung cấp đủ năng lượng cho các tế bào não và gia tăng chức năng của quá trình oxy hóa carbohydrate.

“Lai” amino acid giúp thúc đẩy phát triển não bộ. Axit glutamic trong protein tham gia quá trình chuyển hóa đường của não, cải thiện hoạt động thần kinh trung ương, thúc đẩy quá trình oxy hóa, cải thiện và duy trì chức năng của não, tăng sự thông minh. Vitamin C có thể giúp cho tính thấm thành mạch thần kinh có được bổ sung dinh dưỡng từ não bộ một cách kịp thời, từ đó giúp não bộ khỏe mạnh và thông minh.

Cách sử dụng tỏi đen

1. Ăn trực tiếp

Ăn trực tiếp từ 3 đến 5 tép tỏi đen mỗi ngày, người già thì từ 1 đến 2 tép. Đây là cách hiệu quả nhất, phát huy được tối đa công dụng của tỏi. Ăn riêng tỏi tốt hơn ăn cùng gia vị bởi có thể tỏi sẽ phản ứng với các gia vị làm giảm tác dụng của nó.

2. Ngâm rượu

Ngâm rượu tỏi đen cũng là cách khá hay, cách này phát huy được 90% tác dụng của tỏi. Tùy vào khẩu vị mà bạn căn nhắc liều lượng dùng tỏi hợp lý.

3. Ép lấy nước

Cách này khá hay, có thể giảm được mùi tỏi khi ăn. Cách là đơn giản cho 3-5 kg tỏi đen vào máy say sinh tố cộng ít nước ấm. Bảo quản trong tủ mát và sử dụng dần.