Quảng Ngãi là xứ sở của mía đường, từ xưa đã có câu ví: “ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon đường phổi”.
Đường phèn cũng được làm từ mía như đường cát bình thường nhưng có thêm thành phần trứng gà và có thể là vôi nữa. Công đoạn chế biến cũng phức tạp hơn. Thường là người ta làm đường cát, sau đó nấu sôi đường cát với trứng gà và nước vôi, hớt bọt rồi thả những cái đũa có buộc các búi chỉ vào. Để khô thì sẽ thành những cục đường phèn
Đường phèn là loại đường được kết tinh mà thành. Cách chế biến đường phèn phức tạp hơn đường kính. Người ta nấu sôi đường cát với lòng trắng trứng gà và nước vôi,vớt sạch bọt rồi thả những sợi chỉ được giữ thẳng vào.
Sau một thời gian, đường sẽ kết tinh thành những tinh thể đường màu trắng hơi đục, gồ ghề tựa như những thỏi thạch anh, với nhiều hạt đường hình lập thể. Khi đó họ sẽ kéo những sợi chỉ có đường kết tinh ra khỏi hỗn hợp đường và để khô. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan, vị ngọt thanh, thấm dịu vào đầu lưỡi.
Cách nấu đường phèn tuy còn ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh thì cục đường mới trong, mới đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản.
Đường phèn là một loại đường rất tuyệt để chế biến món ăn. Đường phèn giúp cho món ăn có vị thanh và thơm ngon hơn, đồng thời giúp các món chè ngọt mát hơn. Trong một số món ăn, đường phèn chính là loại gia vị tạo nên hương vị đặc biệt.
Một số thực đơn chữa bệnh có đường phèn
- Cao long nhãn đường phèn: Đường phèn 100g, long nhãn 100g, hầm cho chín nhuyễn thành cao. Mỗi ngày ăn 20g. Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết.
- Chè nha đam đường phèn: Nha đam 1, 2 lá loại to , gọt vỏ, lấy ruột, thái lát; đường phèn liều lượng thích hợp khuấy đều, thêm chút nước, đun kỹ thành dạng chè, súp. Ăn thường ngày, Dùng trong mùa hè để giải nhiệt rất tốt.
- Lê ướp đường phèn: Lê 1 quả, đường phèn 15g. Lê gọt vỏ mỏng, bỏ ruột thái lát, chưng tan đường, cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan đờm dính.
- Ô mai ướp đường phèn: Ô mai 5 quả, đường phèn 20g. Đem chưng đường với ô mai chín nhuyễn. Cho ăn dần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sau viêm nhiễm sốt nóng dài ngày, miệng họng khô, khát nước, chán ăn.
- Yến sào hầm đường phèn: Yến sào (tổ chim yến) 4 – 6g, đường phèn 15g. Yến ngâm mềm, thái lát, cho đường phèn và thêm ít nước vừa đủ hầm cách thủy. Ngày dùng 1 lần, một đợt 2 – 3 tuần. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết, thuốc có tác dụng bình bổ phế vị.
- Chữa ho ở trẻ em: Cánh hoa hồng bạch 4g, đường phèn 4g. Hoa hồng thái chỉ cho vào chén, thêm đường phèn và ít nước; cho hấp trong nồi cơm. Cho ăn và uống nước trong ngày.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng.
Hải sản Lý Sơn – Đặc Sản Quảng Ngãi
Liên hệ Hải sản Lý Sơn để đặt hàng: Mr Sơn: 0985 324 907 ( Zalo).& 0906 41 4177
- Cam kết đúng chất lượng, tươi, ngon và đúng nguồn gốc từ Đảo Lý Sơn.
- Cửa hàng có bỏ sỉ cho các nhà hàng, quán nhậu, mua với số lượng lớn.
- Ship tận nơi tại Sài Gòn và Hà Nội. Các tỉnh thành khác nhận tại bến xe trung tâm.